1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Học phần này trong khối kiến thức ngành thuộc chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật TMQT.
Học phần sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thương nhân và hành vi thương mại, về hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật về trung gian thương mại, xúc tiến thương mại, nhượng quyền thương mại đấu thầu, đấu giá, dịch vụ logistics và một số hoạt động thương mại khác… Cung cấp kiến thức pháp lý về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, đặc biệt là giải quyết tranh chấp thương mại ngoài toà án. Ngoài ra học phần còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng nhận diện tranh chấp kinh doanh thương mại và các kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
2. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Buổi |
Chương |
Phương pháp tổ chức dạy học |
Đóng góp vào CLO |
|||
Lý thuyết |
Thực hành |
Tiểu luận/bài tập nhóm |
Tự NC |
|||
1 |
Chương 1. Khái quát chung về pháp luật thương mại Việt Nam |
3 |
0 |
0 |
6 |
1, 6, 7, 8, 9, 10 |
2-3 |
Chương 2. Thương nhân và hoạt động thương mại |
4 |
2 |
2.5 |
9 |
1,2,6,7,8,9,10 |
4-5 |
Chương 3. Mua bán hàng hóa thương mại |
4 |
2 |
2.5 |
14 |
|
6 |
Chương 4. Cung ứng dịch vụ thương mại |
4 |
2 |
2.5 |
9 |
3,4,6,7,8,9,10 |
7 |
Thi giữa kỳ |
3 |
0 |
0 |
9 |
1, 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 |
8-9 |
Chương 5. Trung gian thương mại |
3 |
3 |
2.5 |
7.5 |
3,4,6,7,8,9,10 |
10-11 |
Chương 6. Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ |
4 |
2 |
5 |
14 |
3,4,6,7,8,9,10 |
12-13 |
Chương 7. Nhượng quyền thương mại |
4 |
2 |
2.5 |
14 |
3,4,6,7,8,9,10 |
14-15 |
Chương 8. Giải quyết tranh chấp trong thương mại |
4 |
2 |
5 |
9 |
4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 |
Tổng cộng |
30 |
15 |
22.5 |
82.5 |
3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
– Thang điểm: 10.
– Các thành phần đánh giá:
Hình thức |
Nội dung đánh giá |
Tiêu chí đánh giá |
CLO |
Trọng số |
|
Đánh giá quá trình |
Chuyên cần |
|
|
7,8,9,10,11,12 |
10% |
Kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ |
Giảng viên có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các hình thức kiểm tra giữa kỳ sau đây: – Thi giữa kỳ: Nội dung của chương 1,2,3, 4 – Bài thuyết trình – Bài tập nhóm |
Theo barem điểm của từng hình thức kiểm tra giữa kỳ do giáo viên giảng dạy quyết định |
1,2,3,4,6,7,8,9,10 |
30% |
|
Đánh giá tổng kết |
Thi hết học phần |
Kiểm tra toàn bộ kiến thức đã học trong môn học |
Giảng viên giảng dạy có thể lựa chọn một trong những hình thức thi dưới đây: 1. Trắc nghiệm (trên giấy) – Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần – Điểm: 10 điểm – Số lượng câu hỏi: theo đề thi đã được duyệt – Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt trong đáp án của đề thi. 2. Tự luận – Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần. Câu hỏi tự luận có thể là vấn đề lý thuyết hoặc tình huống hoặc cả hai. – Điểm: 10 điểm – Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt theo đáp án của đề thi. 3. Bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo, dự án (làm theo cá nhân hoặc theo nhóm). – Nội dung: Vấn đề lý thuyết hoặc thực tiễn; nghiên cứu bản án; tình huống; dự án tư vấn doanh nghiệp… có nội dung liên quan đến học phần – Điểm: 10 điểm – Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt. Trong trường hợp làm theo nhóm, điểm dành cho mỗi sinh viên trong nhóm có thể khác nhau, trên cơ sở sự đóng góp của mỗi sinh viên vào việc hoàn thành bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo hoặc dự án. 4. Vấn đáp – Nội dung: Các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần – Bộ đề: Sử dụng bộ câu hỏi vấn đáp đã được Bộ môn hoặc Khoa duyệt. – Điểm: 10 điểm – Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt theo đáp án của từng câu hỏi vấn đáp. 5. Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm – Nội dung: các vấn đề đã được giảng dạy và nghiên cứu trong học phần. – Điểm: 10 điểm. – Tiêu chí đánh giá: theo barem điểm đã được duyệt trong đáp án của đề thi. Tùy từng điều kiện cụ thể của từng giai đoạn, việc tổ chức thi kết thúc học phần có thể thực hiện theo hình thức thi tập trung tại trường hoặc thi trực tuyến (online). Tiêu chí đánh giá được xây dựng theo barem điểm được duyệt. |
1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 |
60% |
|
|
|
Tổng: |
100% |