1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Học phần mang tính thực hành cao đòi hỏi sinh viên phải làm việc thực tế tại một tổ chức hoặc doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế trong 15 tuần. Học phần giúp sinh viên vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học của chuyên ngành Kinh tế đối ngoại để giải quyết một số vấn đề cụ thể của một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế hoặc nghiên cứu một vấn đề liên quan đến kinh tế, kinh doanh quốc tế phục vụ cho việc hoạch định, thực thi chính sách hoặc hỗ trợ cho việc vận hành của nhiều doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế. Sau 15 tuần sinh viên phải hoàn thành báo cáo tốt nghiệp có liên quan đến nơi thực tập và sẽ tiến hành bảo vệ báo cáo với sự tham gia đánh giá của các giảng viên của Trường Đại học Ngoại thương và người hướng dẫn tại đơn vị thực tập.
2. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Học phần được thiết kế cho 15 tuần đi thực tập và viết báo cáo. Cụ thể số giờ sinh viên làm việc thực tế tại tổ chức, doanh nghiệp như sau:
- 400 giờ đối với các sinh viên chọn đề tài giải quyết một số vấn đề thực tế trong doanh nghiệp hoặc tổ chức;
- 200 giờ đối với các sinh viên chọn làm nghiên cứu một vấn đề liên quan đến kinh tế, kinh doanh quốc tế phục vụ cho việc hoạch định, thực thi chính sách hoặc hỗ trợ cho việc vận hành của nhiều doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trên phạm vi quốc tế.
Viện KT&KDQT sẽ cử giáo viên hướng dẫn và đánh giá sinh viên theo qui định. Sinh viên có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ và tuân thủ các yêu cầu của giáo viên hướng dẫn để thực hiện các công việc sau trong 15 tuần thực tập:
- Chọn đơn vị thực tập phù hợp với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại;
- Xây dựng kế hoạch làm việc cho 15 tuần thực tập và viết báo cáo;
- Chọn vấn đề để nghiên cứu hoặc giải quyết có liên quan đến đơn vị thực tập và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại để trình bày trong báo cáo thực tập, đặt tên cho đề tài của báo cáo thực tập;
- Xây dựng đề cương báo cáo thực tập;
- Thực hiện các công việc thực tế của tổ chức hoặc công ty;
- Thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết cho báo cáo thực tập;
- Viết bản thảo báo cáo thực tập;
- Xin ý kiến đóng góp cho bản thảo của báo cáo thực tập từ giáo viên hướng dẫn và từ người hướng dẫn tại đơn vị thực tập hoặc những người có am hiểu về vấn đề được nghiên cứu trong báo cáo;
- Hoàn thiện báo cáo thực tập, được giáo viên hướng dẫn và đơn vị thực tập thông qua.
3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
– Thang điểm: 10
– Các thành phần đánh giá:
Hình thức |
Nội dung đánh giá |
Tiêu chí đánh giá |
CLO |
Trọng số |
|
Đánh giá quá trình |
Chuyên cần |
|
Thực hiện nghiêm túc qui định về thực tập |
9 |
10% |
Đánh giá tổng kết |
Nội dung báo cáo |
|
1,2,3,4,5 |
70% |
|
Thi hết học phần |
Bảo vệ báo cáo |
Thuyết trình 30 phút và trả lời câu hỏi |
6,7,8,9,10 |
20% |
|
|
|
|
Tổng: |
100% |