1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Học phần trang bị cho sinh viên những tiếp cận đầu tiên phần thực tiễn của một tổ chức, doanh nghiệp. Sinh viên sẽ có cơ hội quan sát, so sánh và áp dụng các kiến thức đã học của 45 tín chỉ đầu tiên vào thực tế hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua hướng dẫn của giảng viên, sinh viên sẽ hiểu rõ ràng hơn, cũng như có thể nhìn nhận được tổ chức mà mình đang thực tập với những điểm mạnh và điểm yếu.
2. NỘI DUNG HỌC PHẦN
Học phần được thiết kế cho 5 tuần đi thực tập hoặc 200 giờ thực tập, khi sinh viên kết thúc 2 năm học hoặc tích lũy được ít nhất 45 tín chỉ. Trong trường hợp sinh viên được nhận thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp có ký thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Ngoại thương hoặc Viện KT&KDQT trong khoảng thời gian khác với thời gian thực tập giữa khóa do Trường quy định, sinh viên có thể làm đơn gửi Viện KT&KDQT và Phòng Quản lý đào tạo để xin được thực hiện học phần thực tập giữa khóa. Nếu đồng ý, Viện KT&KDQT sẽ cử giáo viên hướng dẫn và đánh giá sinh viên theo quy định.
3. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
– Thang điểm: 10
– Các thành phần đánh giá:
Hình thức |
Nội dung đánh giá |
Tiêu chí đánh giá |
CLO |
Trọng số |
|
Đánh giá quá trình |
Quá trình thực tập |
|
Số lần có mặt tham gia làm việc với giáo viên theo lịch và tuân thủ hướng dẫn của người hướng dẫn tại đơn vị thực tập |
CLO1,2,5,6,11,12,13,14,15 |
40% |
Đánh giá tổng kết |
Báo cáo thực tập |
Viết báo cáo theo quy định của học phần |
Nội dung và hình thức báo cáo theo quy định |
CLO3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 |
60% |
|
|
|
Tổng: |
100% |
Tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí được xem xét bao gồm:
– Đáp ứng yêu cầu về hình thức;
– Đáp ứng yêu cầu về nội dung: tính logic giữa các phần, thể hiện nhận thức của sinh viên về đơn vị thực tập;
– Hiểu biết của sinh viên về đơn vị thực tập;
– Mức độ thực hiện kế hoạch thực tập.