- Chương trình tuyển sinh
Tại Cơ sở Hà Nội |
Tại Cơ sở II – Tp. Hồ Chí Minh |
Chương trình tiên tiến (CTTT) chuyên ngành Kinh tế đối ngoại |
Chương trình chất lượng cao (CLC) chuyên ngành Kinh tế đối ngoại |
Chương trình tiên tiến chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế |
Chương trình chất lượng cao chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế |
Chương trình chất lượng cao (CLC) chuyên ngành Kinh tế đối ngoại |
Chương trình chất lượng cao chuyên ngành Ngân hàng và tài chính quốc tế |
Chương trình chất lượng cao chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế |
|
Chương trình chất lượng cao chuyên ngành Ngân hàng và tài chính quốc tế |
|
Chương trình chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế quốc tế |
|
- Quy mô tuyển sinh
- Tại Cơ sở Hà Nội:
- Đối với CTTT: mỗi CTTT tuyển sinh 01 khối lớp tối đa 90 sinh viên.
- Đối với chương trình CLC: chương trình CLC chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tuyển sinh tối đa 02 khối lớp, các chương trình CLC còn lại mỗi chương trình tuyển sinh 01 khối lớp, mỗi khối lớp tuyển sinh tối đa 80 sinh viên.
- Hội đồng tuyển sinh có thể điều chỉnh quy mô tuyển sinh của các chương trình CLC trong trường hợp có nhiều sinh viên của ngành có chương trình CLC đủ điều kiện xét tuyển vào chương trình CLC của ngành đó.
- Tại Cơ sở 2 – Tp. Hồ Chí Minh:
Cơ sở 2 – Tp. Hồ Chí Minh xác định số khối lớp tuyển sinh tối đa căn cứ trên số lượng hồ sơ đăng ký tham dự chương trình và năng lực đào tạo của Cơ sở trên nguyên tắc đảm bảo tính ổn định của các ngành đào tạo tại Cơ sở 2 – Tp. Hồ Chí Minh. Mỗi khối lớp tuyển sinh khoảng 80 sinh viên.
- Điều kiện tham gia dự tuyển:
- Sinh viên đã trúng tuyển vào hệ đại học chính quy trường Đại học Ngoại thương năm 2017 có điểm xét tuyển từ điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển vào CTTT, chương trình CLC (đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực, điểm ưu tiên giải quốc gia/quốc tế).
- Điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển: điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của từng CTTT, chương trình CLC là ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành có CTTT và chương trình CLC đó tại mỗi Cơ sở đào tạo. Cụ thể như sau:
STT |
Chương trình |
Cơ sở Hà Nội |
Cơ sở II – Tp. Hồ Chí Minh |
1 |
CTTT chuyên ngành Kinh tế đối ngoại |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Kinh tế |
Không có chương trình |
2 |
CTTT chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh |
Không có chương trình |
3 |
Chương trình CLC chuyên ngành Kinh tế đối ngoại |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Kinh tế |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Kinh tế |
4 |
Chương trình CLC chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh |
5 |
Chương trình CLC chuyên ngành Ngân hàng và tài chính quốc tế |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Tài chính-Ngân hàng |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Tài chính-Ngân hàng |
6 |
Chương trình CLC chuyên ngành Kinh tế quốc tế |
Ngưỡng điểm trúng tuyển vào ngành Kinh tế quốc tế |
Không có chương trình |
- Điều kiện đăng ký chương trình:
+ Sinh viên đã trúng tuyển ngành có đào tạo chương trình CLC chỉ được đăng ký dự tuyển vào chương trình CLC thuộc ngành đã trúng tuyển.
+ Sinh viên trúng tuyển các ngành không có chương trình CLC có tổng điểm tổ hợp môn xét tuyển tính theo hệ số 1 và điểm ưu tiên đối tượng và khu vực, điểm ưu tiên giải quốc gia/quốc tế không thấp hơn mức điểm sàn nhận hồ sơ dự tuyển của chương trình CLC được đăng ký dự tuyển sang chương trình CLC theo nguyện vọng.
+ Sinh viên trúng tuyển vào trường (tất cả các ngành) có tổng điểm tổ hợp môn xét tuyển tính theo hệ số 1 và điểm ưu tiên đối tượng và khu vực, điểm ưu tiên giải quốc gia/quốc tế đạt mức điểm sàn nhận hồ sơ của CTTT được đăng ký dự tuyển vào CTTT theo nguyện vọng.
- Quy trình xét tuyển
- Đánh giá năng lực tiếng Anh:
Sinh viên dự kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào (do Nhà trường tổ chức theo Kế hoạch nhập học khóa 56) với định dạng bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 đến 5 thuộc Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sử dụng kết quả kiểm tra để dự tuyển. Bài thi được thiết kế dưới dạng bài thi trắc nghiệm gồm 100 câu (40 câu Nghe, 60 câu Đọc- Viết).
Sinh viên phải đạt điểm tiếng Anh tối thiểu là từ mốc 65-69 điểm kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào, tương đương chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (được cấp bởi các tổ chức uy tín được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận), cụ thể TOEIC từ 580 điểm trở lên, TOFEL iBT đạt từ 60 điểm trở lên, IELTS đạt từ 5.0 hoặc tương đương trở lên mới được xét tuyển vào học các CTTT và chương trình CLC.
Đối với những sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (phải trong thời hạn giá trị 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển), khi xét tuyển nhà trường sẽ tính điểm tiếng Anh tương ứng với số điểm của sinh viên đã đạt được trong các chứng chỉ theo thang điểm tính tương đương như trong bảng tham chiếu so sánh thang điểm dưới đây:
BẢNG THAM CHIẾU SO SÁNH THANG ĐIỂM KIỂM TRA NĂNG LỰC TIẾNG ANH ĐẦU VÀO VÀ CÁC CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ VỚI THANG ĐIỂM 10
Điểm hệ 10 |
Điểm kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào |
TOEIC |
IELTS |
Khung tham chiếu CEFR |
TOEFL IBT |
BEC |
CAMBRIDGE TESTS |
||
TOEIC Reading & Listening |
TOEIC Writing |
TOEIC Speaking |
|||||||
6,5 |
từ 50 đến 59 |
từ 510 đến 550 |
70 – 80
|
80 – 100 |
4.0 |
B1 |
từ 53 đến 55 |
BEC Preliminary |
45 – 59 FCE 65 – 79 PET 90 – 100 KET |
7 |
từ 60 đến 64 |
từ 555 đến 575 |
80 – 90 |
100 – 110 |
4.5 |
từ 56 đến 59 |
|||
7,5 |
từ 65 đến 69 |
từ 580 đến 615 |
90 – 100 |
110 – 120 |
5.0 |
B2 |
từ 60 đến 63 |
BEC Vantage B, C |
60 -79 FCE 80 – 100 PET |
8 |
từ 70 đến 74 |
từ 620 đến 645 |
100 – 110 |
120 – 130 |
5.5 |
từ 64 đến 70 |
|||
8,5 |
từ 75 đến 79 |
từ 650 đến 680 |
110 – 120 |
130 – 140 |
6.0 |
từ 71 đến 78 |
60 -79 CAE 80 – 100 FCE |
||
9 |
từ 80 đến 84 |
từ 685 đến 705 |
120 – 140 |
140 – 160 |
6.5 |
C1 |
từ 79 đến 86 |
BEC Higher |
|
9,5 |
từ 85 đến 89 |
từ 710 đến 740 |
140 – 160 |
160 – 180 |
7.0 |
từ 87 đến 95 |
80 -100 CAE |
||
10 |
từ 90 trở lên |
từ 750 trở lên |
170 trở lên |
180 trở lên |
từ 7.5 trở lên |
C2 |
từ 96 trở lên |
- 2. Phỏng vấn đánh giá năng lực bằng tiếng Anh đối với thí sinh đăng ký dự tuyển CTTT
Hội đồng xét tuyển sinh viên vào CTTT tiến hành phỏng vấn bằng tiếng Anh về kiến thức chung, mong muốn và mục tiêu học tập khi tham gia chương trình.
4.3. Cách thức xét tuyển
Hội đồng xét tuyển sinh viên vào CTTT, chương trình CLC tại Cơ sở Hà Nội và Cơ sở 2-Tp Hồ Chí Minh xét tuyển sinh viên vào các chương trình đã đăng ký căn cứ trên điểm xét tuyển được tính theo công thức dưới đây và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Những sinh viên không trúng tuyển vào chương trình đã đăng ký sẽ được xét tuyển sang các chương trình khác nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện đăng ký sang.
ĐIỂM XÉT TUYỂN CTTT = A * 0,5 + B * 0,2 + C * 0,3
ĐIỂM XÉT TUYỂN CHƯƠNG TRÌNH CLC = A * 0,5 + B * 0,5
Trong đó:
A = (Điểm tổ hợp môn xét tuyển + Điểm ưu tiên khu vực và đối tượng + Điểm ưu tiên giải quốc gia/quốc tế)/3
B = Điểm kiểm tra năng lực tiếng Anh (theo hệ 10)
C = Điểm phỏng vấn bằng tiếng Anh (theo hệ 10)
Cách xác định A của sinh viên được tuyển thẳng: các sinh viên được tuyển thẳng được tính điểm xét tuyển như sau:
– Sinh viên đoạt giải quốc tế: A = (Điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với môn/lĩnh vực đoạt giải + điểm ưu tiên)/3. Trong đó, điểm ưu tiên là 5 điểm đối với giải nhất, 4 điểm đối với giải nhì và 3 điểm đối với giải ba.
– Sinh viên tham dự kỳ thi chọn đổi tuyển dự thi Olympic quốc tế, thành viên đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi KHKT quốc tế: A = (Điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với môn/lĩnh vực đoạt giải + 2 điểm ưu tiên)/3.
– Sinh viên đoạt giải quốc gia: A = (Điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với môn/lĩnh vực đoạt giải + điểm ưu tiên)/3. Trong đó, điểm ưu tiên là 1.5 điểm đối với giải nhất, 1 điểm đối với giải nhì và 0.5 điểm đối với giải ba.
Cách xác định A của sinh viên được ưu tiên xét tuyển: Điểm ưu tiên giải quốc gia đối với đối tượng ưu tiên xét tuyển được xác định theo Quyết định số 456/QĐ-ĐHNT-QLĐT ngày 24/03/2016 của Trường Đại học Ngoại thương.
- Tổ chức thực hiện
Phòng Quản lý đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện, Cơ sở 2 – Tp. Hồ Chí Minh, các Khoa phụ trách CTTT và CLC, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện Quy định này.
Phòng Quản lý đào tạo tham mưu và đề xuất Hiệu trưởng thành lập Hội đồng xét tuyển vào CTTT và CLC.
Quy định này được áp dụng cho tuyển sinh CTTT và CLC khóa 56.